Quy định chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính

Ban hành Quy định một số biện pháp chấn chỉnh kỷ luật,
kỷ cương hành chính của trường TH Nghĩa Kỳ Nam
PHÒNG GD&ĐT TƯ NGHĨA
TRƯỜNG TH NGHĨA KỲ NAM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
          Số: 12/QĐ-THNKN          Nghĩa Kỳ, ngày 04 tháng 3 năm 2015
 
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy định một số biện pháp chấn chỉnh kỷ luật,
kỷ cương hành chính của trường TH Nghĩa Kỳ Nam
 
 
 
 
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA KỲ NAM
 
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Điều lệ trường Tiểu học (Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo);
Căn cứ Quyết định số 20/2013/QĐ-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quy định một số biện pháp chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính của tỉnh Quảng Ngãi;
Căn cứ Công văn số 290/PGDĐT-TC ngày 17 tháng 7 năm 2013 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tư Nghĩa về việc triển khai thực hiện Quyết định số 20/2013/QĐ-UBND ngày 07/5/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi;
Xét đề nghị của bộ phận chức năng,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định một số biện pháp chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính tại trường TH Nghĩa Kỳ Nam, được cụ thể hóa từ Quyết định số 20/2013/QĐ-UBND ngày 07/5/2013 của UBND tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các bộ phận chức năng và các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại trường TH Nghĩa Kỳ Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 
Nơi nhận:
 - Như Điều 3;
- Lưu hồ sơ QĐ 20,VT./.
 
 
HIỆU TRƯỞNG
 
 
(đã ký)
 
Nguyễn Quốc Hân
 
     
   PHÒNG GD&ĐT TƯ NGHĨA
TRƯỜNG TH NGHĨA KỲ NAM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
   
       
QUY ĐỊNH
Một số biện pháp chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương
hành chính của trường TH Nghĩa Kỳ Nam
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/QĐ-THNKN
ngày  04/3/2015 của trường TH Nghĩa Kỳ Nam)
 
 
 

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
          Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
          Quy định này quy định một số biện pháp chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các lĩnh vực:
Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; quan hệ phối hợp giải quyết công việc giữa các đơn vị; dự họp và cử cán bộ đi họp; đi công tác ngoài tỉnh; niêm yết công khai các quy định về thủ tục hành chính; trách nhiệm giải quyết công việc được phân công; chấp hành các quy định về thời giờ làm việc; chế độ thông tin, báo cáo; phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức; văn hóa giao tiếp ở công sở, giao tiếp với nhân dân.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
          Quy định này được áp dụng đối với trường TH Nghĩa Kỳ Nam. Tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị thực hiện nghiêm túc các nội dung được nêu trong quy định.
          Điều 3. Nguyên tắc áp dụng
          1. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị có hành vi vi phạm quy định này, thủ trưởng cơ quan nhắc nhở, phê bình lần thứ nhất, nếu tiếp tục vi phạm thì kiểm điểm lần thứ hai để giáo dục trước khi áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo (trừ trường hợp đang bị kỷ luật ở hình thức khiển trách mà tái phạm).
2. Nếu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị có hành vi vi phạm quy định này ở mức độ nghiêm trọng, thủ trưởng cơ quan có quyền xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo trở lên ngay từ đầu (không cần phải qua hình thức khiển trách).
3. Việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính thực hiện theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục được quy định tại các văn bản và quy định của nhà nước. Nếu có sự khác nhau về hình thức xử lý giữa quy định này với các quy định của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền về cùng một nội dung vi phạm thì áp dụng theo các quy định của cơ quan nhà nước cấp trên.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Tổ chức thực hiện ý kiến chỉ đạo của người có thẩm quyền, các văn bản chỉ đạo của cấp trên (trừ các loại văn bản, báo cáo có tính cấp bách do thiên tai, hỏa hoạn,... hoặc các loại giấy tờ, thông tin trao đổi thông thường cần giải quyết ngay)
Các loại văn bản nêu trên đều được văn thư tiếp nhận trực tiếp để vào sổ và trình Hiệu trưởng. Hiệu trưởng nhà trường xem xét và giao cho bộ phận hoặc cán bộ, viên chức thực hiện.
Khi nhận được văn bản của lãnh đạo giao (hoặc ý kiến chỉ đạo của người có thẩm quyền), cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo chức trách, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm:
1. Chủ động tham mưu, đề xuất lãnh đạo triển khai thực hiện (hoặc tổ chức thực hiện theo thẩm quyền) theo yêu cầu về nội dung và thời gian của nhiệm vụ, đảm bảo chất lượng, đúng các quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện của mình.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện, cần kịp thời kiến nghị những vấn đề vướng mắc, phát sinh, những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung (nếu có) hoặc những vấn đề vượt thẩm quyền của cá nhân. Trong khi chờ hướng dẫn của lãnh đạo, phải thực hiện đầy đủ và đúng yêu cầu nội dung công việc đã được quy định trong văn bản, không được tự ý phát ngôn hoặc thực hiện trái với quy định.
Điều 5. Quan hệ phối hợp giải quyết công việc
Nếu công việc được giao có liên quan đến nhiều người hoặc nhiều bộ phận thì phải có trách nhiệm phối hợp thực hiện nhiệm vụ được giao và cùng chịu trách nhiệm về công việc được giao.
Điều 6. Dự họp và đi họp
Đối với các cuộc họp của đơn vị, cuộc họp do các cấp, các đơn vị bạn mời, được lãnh đạo phân công tham dự, phải có trách nhiệm đi đúng giờ và phải tham dự xuyên suốt cuộc họp và chuẩn bị nội dung để tham gia ý kiến, góp phần cho cuộc họp đạt chất lượng cao.
Điều 7. Đi công tác ngoài tỉnh
Cán bộ, công chức, viên chức cơ quan khi đi công tác ngoài tỉnh phải báo cáo xin phép Hiệu trưởng và lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo (trường hợp đi công tác theo giấy triệu tập không xin phép nhưng phải báo cáo), nêu rõ nội dung, thời gian đi, về và người sẽ đảm nhận để giải quyết công việc của cơ quan trong thời gian vắng mặt.
Điều 8. Niêm yết công khai các quy định về thủ tục hành chính
1. Niêm yết công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của nhà trường, gồm: quy trình, hồ sơ, thủ tục, phí, lệ phí, thời hạn giải quyết công việc cho tổ chức, công dân và PHHS được rõ.
2. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, tổ chức đối với những hành vi vi phạm, gây phiền hà, sách nhiễu của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết công việc do Hiệu trưởng xử lý hoặc giao cho các bộ phận, cá nhân có liên quan thực hiện.
Điều 9. Chấp hành các quy định về thời giờ làm việc
1. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải nghiêm túc chấp hành kỷ luật lao động, sử dụng hết thời giờ làm việc để làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.
2. Phải chấp hành và sử dụng có hiệu quả thời giờ làm việc theo quy định của pháp luật hoặc theo quy định cụ thể của cơ quan; không đi muộn về sớm, không sử dụng thời giờ làm việc vào mục đích cá nhân; không say xỉn hoặc có biểu hiện dùng rượu, bia trong giờ làm việc, đặc biệt là khi tiếp xúc hoặc làm việc với người ngoài cơ quan; không làm mất trật tự trong trường học hoặc ở nơi cư trú.
Điều 10. Chế độ thông tin, báo cáo
Nội dung báo cáo phải bảo đảm chất lượng, đúng yêu cầu về nội dung và thời gian quy định. Những báo cáo không đạt yêu cầu về nội dung thì phải báo cáo lại hoặc giải trình làm rõ một số nội dung trong báo cáo.
Điều 11. Phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; các quy tắc ứng xử trong giao tiếp và thi hành nhiệm vụ.
Điều 12. Văn hóa giao tiếp ở công sở
1. Việc giao tiếp trong trường học đối với đồng nghiệp và người đến liên hệ công tác, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải có thái độ lịch sự, tôn trọng; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá; thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ.
3. Khi thi hành nhiệm vụ cán bộ, công chức, viên chức phải đeo thẻ cán bộ, công chức, viên chức; có tác phong lịch sự; giữ gìn uy tín, danh dự cho đơn vị và đồng nghiệp.
4. Qua giao tiếp nếu xét thấy có những yêu cầu không giải quyết được hoặc có những vấn đề cần thiết, thì phải phản ảnh với lãnh đạo để xem xét hoặc có ý kiến chỉ đạo.
Điều 13. Văn hóa giao tiếp với nhân dân và PHHS
1. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải gần gũi với nhân dân và PHHS; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc, nhỏ nhẹ.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không được hách dịch, cửa quyền, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân và PHHS khi thi hành nhiệm vụ.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
          Điều 14. Triển khai và thực hiện
1. Tổ trưởng các tổ có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở các thành viên trong tổ thực hiện nghiêm túc quy định và đề xuất Thủ trưởng đơn vị có biện pháp xử lý kỷ luật đối với những trường hợp vi phạm theo quy định.
2. Việc xử lý hành vi vi phạm đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, chương III của Quy định một số biện pháp chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính của tỉnh Quảng Ngãi (ban hành kèm theo Quyết định 20/2013/QĐ-UBND ngày 07/5/2013 của UBND tỉnh Quảng Ngãi).
3. Công đoàn cơ quan có trách nhiệm tuyên truyền, vận động đoàn viên cơ quan thực hiện nghiêm túc các nội dung quy định này./. 
 
 
 
 
Thăm dò ý kiến

Đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

 
Thống kê
  •   Đang truy cập 11
 
  •   Hôm nay 60
  •   Tháng hiện tại 1,598
  •   Tổng lượt truy cập 803,703